Copyright Qode Interactive 2016
DST - Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thăng Long | DST lên kế hoạch lãi đột biến, đổi ngành nghề để đón cổ đông ngoại
1
post-template-default,single,single-post,postid-1,single-format-standard,qode-news-1.0.4,ajax_fade,page_not_loaded,,qode-title-hidden,side_area_uncovered_from_content,footer_responsive_adv,qode-content-sidebar-responsive,qode-theme-ver-13.7,qode-theme-bridge,wpb-js-composer js-comp-ver-5.4.5,vc_responsive

DST lên kế hoạch lãi đột biến, đổi ngành nghề để đón cổ đông ngoại

Vietstock – Mặc dù kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2017, CTCP Đầu tư Sao Thăng Long (HNX: DST) vẫn đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2018 hết sức lạc quan.

Kế hoạch cả năm lãi đột biến, quý 1 đã đạt 40% kế hoạch

Theo kế hoạch trình cổ đông thông qua trong ĐHĐCĐ sắp tới, DST đặt mục tiêu doanh thu đạt 800 tỷ đồng, tăng trưởng tới hơn 1,000% so với năm 2017. Còn lợi nhuận trước thuế đạt 52 tỷ đồng, khả quan hơn rất nhiều so mức lỗ hơn 11 tỷ đồng của năm 2017.

Kế hoạch kinh doanh năm 2018 của DST

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2018 của DST.

Quý 1/2018, DST ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 105.6 tỷ đồng, tăng đột biến 1,327% so với cùng kỳ năm 2017. Trong kỳ, Công ty ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính tăng vọt từ 157.3 triệu đồng lên trên 12.5 tỷ đồng. Mặc dù, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh từ 1.2 tỷ đồng lên mức 4 tỷ đồng. Quý 1/2018, DST vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 20.8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 19 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm 2017, lãi ròng của Công ty chỉ đạt trên 130 triệu đồng.

So sánh với kế hoạch kinh doanh mà Công ty dự kiến trình cho ĐHĐCĐ thông qua, hiện Công ty thực hiện được 13.2% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Phát hành 10 triệu cp, đổi ngành nghề kinh doanh để đón cổ đông ngoại

Công ty sẽ trình cổ đông thông qua rút hàng loạt ngành nghề đăng ký kinh doanh như bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh; xuất bản sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm định kỳ. Cùng với đó, Công ty sẽ bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh liên quan tới hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán lẻ và bán buôn kim loại và quặng kim loại.

Mục đích của việc thay đổi ngành nghề kinh doanh này là nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của Công ty và tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Dự kiến, trong quý 3 tới Công ty sẽ phát hành 10 triệu cp, ứng 31.04% lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty để tăng vốn điều lệ lên trên 400 tỷ đồng. Công ty sẽ thực hiện phát hành cho nhà đầu tư chiến lược với giá phát hành 10,000 đồng/cp. Số tiền thu được từ đợt phát hành này sẽ được bổ sung vốn vào hoạt động thương mại than và các hoạt động khác của Công ty.

Hiện tại, Công ty đang trong quá trình tìm kiếm đối tác chiến lược với tiêu chí là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài có năng lực chính mạnh, hỗ trợ Công ty về vốn hoặc các tổ chức, các nhân có khả năng hỗ trợ Công ty trong lĩnh vực quản lý điều hành với cam kết gắn bó lâu dài với Công ty.

Trước đó, trong giai đoạn từ 2014 tới 2017, Công ty đã liên tiếp tăng vốn điều lệ từ mức 10 tỷ đồng lên 323 tỷ đồng. Vốn thu được từ những đợt phát hành đó, DST đã mua lại vốn góp của Công ty TNHH Tư vấn và Quản lý Smart Invest (SI), nâng tỷ lệ sở hữu lên 99.99%. Đồng thời , Công ty mua lại vốn góp từ các thành viên của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Hưng Thịnh An với số tiền bỏ ra là 100 tỷ đồng, chiếm 99.99% vốn.

Tuy vậy, những khoản đầu tư này có không mấy hiệu quả khi kết quả kinh doanh của DST không hề có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Thậm chí, năm 2017, Công ty ghi nhận lỗ trên 11 tỷ đồng. Theo đó, trong ĐHĐCĐ sắp tới HĐQT của Công ty sẽ trình cổ đông thông qua phương án thoái toàn bộ vốn khỏi Smart Invest với giá trị không thấp hơn 175.8 tỷ đồng. Số vốn thu hồi về sẽ được tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác hiệu quả hơn.

Gần đây, DST đã có những động thái chuyển hướng đầu tư vào các công ty con thuộc lĩnh vực may mặc. Cụ thể, ngày 07/03, Công ty quyết định góp 12 tỷ đồng vào Công ty TNHH Thời trang và May mặc Demoda dẫn tới sở hữu 19.35% vốn điều lệ. Ngày 09/03, Công ty đã đồng ý góp vốn vào CTCP Thời trang Clothersrack với số vốn góp là 37 tỷ đồng, chiếm 37% vốn điều lệ của Clothesrack.

Cổ phiếu rớt thảm thời gian dài nhưng đang có xu hướng phục hồi

Năm 2017, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 63.5 tỷ đồng, còn lỗ ròng hơn 11 tỷ đồng. Theo giải trình của DST, hoạt động kinh doanh thua lỗ do Công ty ghi nhận lỗ từ việc thanh lý tài sản của Công ty con mới được hợp nhất năm 2017. Với kết quả kinh doanh thua lỗ năm 2017, kể từ ngày 17/04, cổ phiếu DST chính thức rơi vào diện kiểm soát đặc biệt.

Từ mức giá 42,500 đồng (06/10/2017), cổ phiếu DST mất hơn 90% giá trị so với nửa năm trước đó, rớt xuống mức 3,000 đồng/cp. Tuy nhiên, 5 phiên giao dịch gần đây, DST đang có dấu hiệu hồi phục khi tăng hơn 46% trong vòng 1 tuần qua kèm theo khối lượng đột biến bình quân 2 triệu cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu DST trong năm qua

 

Đổi tên từ CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định

Sau hơn 13 năm mang tên CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định, tháng 12/2017, DST đã chính thức đổi tên thành CTCP Đầu tư Sao Thăng Long. Cùng với đó, Công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc thay cho Chủ tịch Hội đồng quản trị như trước kia.

Đồng thời, DST đã thành lập công ty con mang tên CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Trong đó, DST sở hữu 999,000 cổ phần, chiếm 99.9% vốn điều lệ; các cổ đông khác sở hữu 1,000 cổ phần chiếm 0.1% vốn điều lệ. Người đại diện theo pháp luật là ông Trần Quốc Hưng và Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Sao Thăng Long sẽ đại diện toàn bộ phần vốn của CTCP Đầu tư Sao Thăng Long tại CTCP Sách và Thiết bị Giáo dục Nam Định.

DST có cơ cấu cổ đông trong nước chiếm tới 99.97% vốn. Tại thời điểm cuối năm 2016, cổ đông lớn của DST là ông Nguyễn Việt Đức và ông Trần Bảo Anh lần lượt nắm giữ 7.7% và 5.5%.

Tuy nhiên từ cuối năm 2017 đến nay, Chủ tịch Nguyễn Quang Hòa đã nhiều lần mua vào cổ phiếu DST và chính thức sở hữu 3.23 triệu cp, ứng với 10.03% vốn điều lệ.

(Nguồn Vietstock)

No Comments

Post A Comment